Khấu hao là gì? Ý nghĩa và các phương pháp tính khấu hao
Khấu hao là một phương pháp kế toán nhằm phân bổ chi phí của một tài sản hữu hình (tangible asset) như tòa nhà hoặc thiết bị trên tuổi thọ hữu dụng dự kiến của nó, phản ánh sự suy giảm dần giá trị của tài sản đó. Đây là khoản chi phí không dùng tiền mặt, làm giảm lợi nhuận được báo cáo mà không ảnh hưởng đến dòng tiền. Hiện nay, khung trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Công thức chung: Khấu hao = (Giá trị tài sản - Giá trị thanh lý) / Tuổi thọ hữu dụng.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, phương pháp này được đa số các doanh nghiệp lựa chọn.
+ Doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao được phép khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ.
+ Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao nhanh là các tài sản như máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm.
+ Khi tiến hành trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo việc kinh doanh là có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu trên thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
+ Công thức: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao
+ Ưu điểm: phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng. học kế toán thực tế ở đâu
+ Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng trong các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa các điều kiện dưới đây:
- Là tài sản cố định đầu tư mới, chưa từng sử dụng
- Là những loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
+ Cách trích khấu hao:
- Thời gian trích khấu hao nhà đầu tư phải dựa vào khung quy định.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh
+ Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp này là những loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:
- Liên quan trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm.
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất được tạo bởi tài sản cố định.
- Công suất thực tế sử dụng bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 40% công suất thiết kế.
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
+ Ưu điểm: của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.
+ Nhược điểm: của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.
Ưu và nhược điểm chung của khấu hao:
+ Ưu điểm:
- Cung cấp bức tranh thực tế hơn về khả năng sinh lời của công ty bằng cách phản ánh sự suy giảm giá trị tài sản.
- Hoạt động như lá chắn thuế, giảm thu nhập chịu thuế và tiết kiệm tiền thuế tiềm năng.
+ Nhược điểm:
- Có thể không phản ánh chính xác sự suy giảm giá trị thực tế, đặc biệt đối với các công nghệ thay đổi nhanh chóng.
- Các phương pháp khác nhau có thể làm méo mó việc so sánh giữa các công ty sử dụng các phương pháp khác nhau.
Ý nghĩa của doanh nghiệp khi trích khấu hao tài sản cố định:
+ Về mặt kinh tế: Thông qua hình thức trích khấu hao sẽ cho phép doanh nghiệp phản ánh giá trị thực của tài sản cố định. Đồng thời do khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí kinh doanh nên khấu hao làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp, khấu hao tăng đồng nghĩa với lãi ròng giảm.
+ Về mặt tài chính: Khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn. Tiền khấu hao là một yếu tố của của chi phí sản xuất kinh doanh, do đó nó cũng là một bộ phận của giá thành sản phẩm (giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ). Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao được để lại hình thành quỹ khấu hao.
Ứng dụng khấu hao trong đầu tư:
- Định Giá: Khấu hao giúp xác định giá trị sổ sách của tài sản, đây là giá trị hiện tại của tài sản trên sổ sách của công ty sau khi đã tính khấu hao. Nhà đầu tư có thể sử dụng giá trị này cùng với các số liệu khác để đánh giá giá trị của khoản đầu tư.
- Phân tích Dòng Tiền: Khấu hao ảnh hưởng đến phân tích dòng tiền, một khía cạnh quan trọng trong các kỹ thuật đánh giá đầu tư như Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) và Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR). Mặc dù bản thân khấu hao không phải là dòng tiền ra, nhưng nó làm giảm thu nhập chịu thuế, tiềm năng tăng dòng tiền
- Phân Tích Báo Cáo Tài Chính của Công Ty: Nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin khấu hao trong báo cáo tài chính của công ty để đánh giá tình trạng tài sản và hiệu suất đầu tư tiềm năng trong tương lai của công ty. Khấu hao cao có thể cho thấy tài sản đang cũ đi và tiềm năng lợi nhuận trong tương lai thấp hơn.
Ví dụ: Công ty ABC mua một máy móc với giá 10 tỷ VND, tuổi thọ hữu dụng là 5 năm và sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Chi phí khấu hao hàng năm = 10 tỷ VND / 5 năm = 2 tỷ VND
=> Điều này làm giảm lợi nhuận được báo cáo thêm 2 tỷ VND mỗi năm, ảnh hưởng đến các tỷ lệ lợi nhuận. Giá trị sổ sách của máy móc trên bảng cân đối kế toán giảm 2 tỷ VND mỗi năm. Mặc dù không có khoản chi 2 tỷ VND ra, nhưng thu nhập chịu thuế giảm do khấu hao có thể dẫn đến dòng tiền cao hơn một chút.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới khấu hao:
- Giá Trị Ban Đầu của Tài Sản: Chi phí ban đầu của tài sản càng cao thì chi phí khấu hao trong suốt tuổi thọ hữu dụng của nó càng lớn.
- Tuổi Thọ Hữu Dụng của Tài Sản: Khoảng thời gian ước tính mà tài sản dự kiến hoạt động và mang lại lợi ích cho công ty. Tuổi thọ hữu dụng càng dài thì chi phí khấu hao hàng năm càng thấp.
- Giá Trị Thanh Lý: Giá trị dự kiến của tài sản vào cuối tuổi thọ hữu dụng. Giá trị thanh lý cao hơn dẫn đến chi phí khấu hao thấp hơn trong suốt vòng đời của tài sản.
- Phương Pháp Tính Khấu Hao: Các phương pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng tới phân bổ chi phí của tài sản trong suốt tuổi thọ hữu dụng của nó theo các mô hình khác nhau.