Skip to main content

Định giá cổ phiếu

Chỉ số P/S

Chỉ số P/S là chỉ số so sánh tỷ lệ giá cổ phiếu của một doanh nghiệp với doanh thu trên mỗi cổ phiếu của họ hoặc so sánh tỷ lệ vốn hóa thị trường của doanh nghiệp / doanh thu của doanh nghiệp đó Chỉ số P/S cao cho thấy nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho mỗi đồng doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp tạo ra với kì vọng doanh nghiệp có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Ngược lại, chỉ số P/S thấp có thể cho thấy nhà đầu tư kì vọng thấp về triển vọng tương lai của doanh nghiệp.

+ Công thức tính: P/S = Vốn hóa thị trường / Doanh thu = Giá thị trường của cổ phiếu / Doanh thu trên mỗi cổ phiếu.

Ưu điểm:

-          Hữu ích cho các công ty trẻ: Các công ty non trẻ hoặc Startup thường chưa có lợi nhuận ổn định, khiến tỷ số P/E kém tin cậy.

-          So sánh theo ngành: Có thể hữu ích trong cùng lĩnh vực, miễn là các công ty có phương pháp kế toán tương tự.

Nhược điểm:

-          Bỏ qua lợi nhuận: Không tính đến chi phí hoặc thu nhập, có thể gây hiểu lầm với các công ty có biên lợi nhuận thấp.

-          Phụ thuộc ngành: Để so sánh có ý nghĩa, cần có mô hình kinh doanh và phương pháp kế toán tương tự.

-          Không đảm bảo định giá: Tỷ số P/S thấp không nhất thiết có nghĩa là cổ phiếu bị định giá thấp.

Ý nghĩa và cách dùng P/S:

Vì P/S là một phương pháp định giá tương đối, các nhà đầu tư thường dùng chỉ số P/S để so sánh định giá một doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đồng. Bên cạnh đó, họ cũng thường dùng chỉ số P/S để so sánh với chính định giá P/S trong quá khứ của doanh nghiệp để xem nó đang bị giá cao hay thấp so với quá khứ. Chỉ số P/S thường có tính chu kì theo biến động lợi nhuận của cổ phiếu khi định giá vì doanh thu của doanh nghiệp thường thay đổi.

+ Ví dụ :  

VD1. Tìm cổ phiếu tiềm năng có định giá thấp: Công ty A có P/S là 2, trong khi mức trung bình của ngành công nghệ là 4. Điều này có thể cho thấy Công ty A bị định giá thấp, tiềm năng là cơ hội đầu tư tốt.

VD2. Theo dõi tiềm năng tăng trưởng: Tỷ số P/S của Công ty B tăng từ 1 lên 1,5 trong vòng một năm. Điều này có thể cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng tạo ra doanh thu cao hơn trong tương lai đang tăng lên.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến P/S:

-          Ngành: Các ngành khác nhau có phạm vi P/S điển hình do rủi ro và triển vọng tăng trưởng khác nhau.

-          Kỳ vọng tăng trưởng: Các công ty có kỳ vọng tăng trưởng cao thường có P/S cao hơn.

-          Lợi nhuận: Các công ty có lợi nhuận cao thường có Tỷ số P/S thấp hơn so với các công ty có biên lợi nhuận thấp hơn.